THIẾT KẾ KHÔNG GIAN SỐNG VỚI PHONG CÁCH NỘI THẤT ZEN

Nội dung bài viết

MANG NÉT THIỀN VÀO KHÔNG GIAN SỐNG VỚI PHONG CÁCH NỘI THẤT ZEN 

Trong tiếng Nhật, Zen còn được hiểu là “Thiền”. Vì là một hình thái của đạo Phật nên Zen miêu tả trạng thái cân bằng, thăng hoa khi con người hòa nhịp cùng vũ trụ. Phong cách nội thất Zen còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là nội thất Nhật Bản hiện đại.
Cộc sống hiện đại ngày nay luôn vội vã. Công việc làm ăn, kinh doanh rất căng thẳng, luôn có một áp lực đè nén lên chúng ta. Điều đó khiến cho việc tìm kiếm sự yên tĩnh và thư giãn trong cộc sống trở nên ngày càng cấp thiết, nhưng cũng rất khó khăn với đa số chúng ta. Hàng ngày, chúng ta bắt gặp đâu đó những không gian thư thái, nhẹ nhàng, yên bình hiếm hoi. Có thể chỉ là vài giờ ở quán trà, vài ngày ở một resort nào đó… Nhưng đó chỉ là một khoảng thời gian rất nhỏ trong cuộc sống. Tạo nên một nơi chốn yên bình giúp đem lại sự thư thái ngay tại nhà mình là một lựa chọn vô cùng sáng suốt. Đó là lý do tại sao phong cách Zen Nhật Bản được áp dụng trong việc thiết kế nội thất ngày càng phổ biến. Zen đã trở thành một trong những xu hướng không thể thiếu trong không gian kiến trúc ngày nay.
Zen truyền cảm hứng cho người ưa lối sống giản dị, thanh tịnh như trở về với cội nguồn ban sơ. Nội thất nhà phong cách thiền mang sứ mệnh đem đến sự thư thái, cân bằng và hấp dẫn, đánh thức nội tại bên trong mỗi con người.

Phong cách Zen Nhật Bản là gì?

Phong cách Zen là sự kết hợp giữa nội thất truyền thống Nhật Bản và phong cách tối giản Minimalism, dẫn dắt yếu tố thiên nhiên vào trong các công trình kiến trúc một cách khéo léo. Zen đã truyền cảm hứng về sự giản dị, góp phần giúp không gian trở nên thanh tịnh và lôi cuốn hơn.
Zen còn là triết lý sống – một phương châm sống cá nhân, tìm kiếm sự chắt lọc một cách khắt khe cho ý nghĩa nâng cao sự đơn giản của một hình thức nghệ thuật. Phong cách tối giản của người Nhật thể hiện triết lý tối giản này, bằng cách sử dụng vật liệu tự nhiên, các thể loại ánh sáng và không gian đơn giản, từ bỏ các bố cục lộn xộn. Nội thất phong cách Phật giáo được hoàn thành nhằm mang lại sự thư giãn, chiêm niệm, trực quan cân bằng và hấp dẫn. Thiền có thể là cách thức giúp bạn áp dụng cho công việc, đời sống cũng như trong thiết kế nội thất.


Cách phối màu cho một không gian nội thất Zen

Các yếu tố của màu sắc đóng vai trò đặc biệt quan trọng để tạo nên không gian Thiền trong nhà bạn. Để áp dụng chính xác những tông màu phù hợp, bạn cần chú ý tới những phần quan trọng sau:
Màu sắc tường và sàn
Tông màu của đất, những màu sắc tự nhiên cho tường, trần và sàn nhà. Một chủ đề đơn sắc sẽ cho bạn cảm giác hài hòa.
Ví dụ: sơn tường màu trắng hoặc màu be nhạt và trang trí một vài điểm nhấn đơn giản.
Sàn gỗ tự nhiên là tối ưu nhất, hoặc thảm sàn với màu xám, kem hoặc màu be cũng sẽ phù hợp với điều kiện hiện có nếu bạn chưa sẵn sàng để thay thế vật liệu sàn.





Màu sắc của các điểm nhấn và phụ kiện

Hãy thêm những vệt màu trong một không gian đơn sắc, bằng cách chọn một màu sắc phù hợp dành cho điểm nhấn từ phụ kiện.
Hạn chế sử dụng màu cam hoàng hôn, đỏ san hô hoặc sắc xanh lá cây cho các chi tiết nhỏ trong phòng như trang trí gối, vải bọc và đồ vật.
Sự tối giản là chìa khóa của phong cách Zen, vì vậy hãy cẩn thận không lạm dụng các chi tiết trang trí lộn xộn.
Chỉ nên chọn một vài vật cần thiết lấy cảm hứng từ Zen và sắp xếp chúng trên các bề mặt đồ nội thất.



Màu sắc tự nhiên của cây cảnh

Màu xanh lá cây thường được sử dụng trong thiết kế nội thất giúp mang lại hiệu ứng thư giãn êm dịu, rất thích hợp trong bầu không khí Thiền.
Rất khó để mô phỏng sắc xanh của thiên nhiên với cách đơn giản như sơn tường, vì vậy một trong những cách tối ưu nhất và tận dụng các bóng râm là trồng cây cảnh.
Bố trí rải rác trong không gian những cây cảnh bonsai, cây Cọ (thuộc họ Cau) và hoa Lan trắng (thuộc họ Lan).
Nếu bạn có một sân hiên hoặc sân thượng, hãy trồng nhiều loại hoa, cây bụi và treo các loài cây nhỏ để tạo điểm nhấn khi nhìn từ bên trong.
Nếu việc chăm sóc cây quá tốn thời gian hoặc nếu bạn không phải là một “tay chăm sóc cây cảnh”, hãy thử áp dụng Ikebana – nghệ thuật cắm hoa của Nhật Bản để trưng bày hoa được gọt tỉa, cành cây và tre được cắm trong bình hoặc chậu.






Tính linh hoạt của phong cách Zen

Nhà mái ngói phong cách cổ điển là đối cực của phong cách thiết kế Zen.
Bên cạnh đó, những không gian nhỏ không có nhiều tác dụng giúp bạn cảm thấy yên bình.
Giải quyết tình trạng thiếu diện tích bằng cách tổ chức không gian đa chức năng.
Ví dụ như: một kệ gỗ nhạt màu phong cách Scandinavian trưng bày chỉ duy nhất một bức tượng Phật, kết hợp với ánh sáng đèn dịu nhẹ theo phong cách trà Thiền.
Hãy khéo léo trong việc thêm thắt những món đồ nội thất phong cách Thiền. Bạn có thể thử áp dụng vài ý tưởng sau đây:
Ngoài ghế sofa trong phòng khách, hãy bố trí thêm vài chiếc ghế đôn và ghế có tựa lưng cao tạo nên một không gian yoga.
Một chiếc giường có chức năng âm tường giúp giải phóng diện tích phòng khách, cũng có thể dành cho không gian chơi nhạc với đầy đủ các loại nhạc cụ. Guitar được treo trên tường kết hợp với một chiếc trống Cajon trở thành một tác phẩm trưng bày cuốn hút.
Một chiếc kệ trưng bày rượu được đặt ở một góc đầy nắng của nhà bếp, cũng có thể là chỗ để một số loại cây cảnh hoặc rau xanh nhỏ gọn tạo nên điểm nhấn thu hút.





Lời kết

Ngày nay, nhịp sống tấp nập hiện đại càng làm tăng mức độ phổ biến của phong cách sống Zen. Thật thư giãn khi trở về với không gian phong cách Zen nhẹ nhàng và thư thái. Cũng vì lẽ đó mà các trung tâm Yoga và Spa theo xu hướng Thiền được mở ra ngày càng nhiều. Giúp mọi người khôi phục lại nguồn năng lượng quý giá sau thời gian làm việc mệt mỏi.
Nếu bạn đang tìm kiếm một ốc đảo yên tĩnh – một nơi đáng sống thì phong cách thiết kế Zen chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

 

bài viết liên quan

DỰ TOÁN CHI PHÍ